(22/09/2020) – Thánh Bộ Giáo lý Đức tin đã công bố một Tông thư được Đức Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn vào ngày 25 tháng 6, có tựa đề là Người Samaritanô nhân lành, đề cập đến việc chăm sóc những người trong giai đoạn nguy kịch và giai đoạn cuối của cuộc sống”. Thánh bộ Đức Tin đã chọn ngày 14 tháng 7 là ngày công bố Tông thư để tôn vinh thánh Camillus de Lellis, vị thánh quan thầy các bệnh nhân, bệnh viện, y tá và bác sĩ.
“Không thể chữa lành, không có nghĩa là không cần chăm sóc nữa!”
Những người mắc bệnh nan y vẫn có quyền được chào đón, chạy chữa và yêu thương. Điều này được khẳng định trong phần một của Tông thư Người Samaritanô nhân lành. Tông thư nhằm mục đích cung cấp những cách thức cụ thể để áp dụng dụ ngôn Người Samaritanô nhân hậu, người dạy cho chúng ta rằng “ngay cả khi không thể hoặc không còn hy vọng chữa lành”, thì những chăm sóc y tế, điều dưỡng, tâm lý và tâm linh “không bao giờ được ngưng bỏ”.
Phẩm giá bất khả xâm phạm của sự sống
Tông thư xác quyết: “Giá trị không thể thay đổi của sự sống là nguyên tắc cơ bản của quy luật đạo đức tự nhiên và là nền tảng thiết yếu của trình tự pháp lý”. “Chúng ta không thể trực tiếp qyết định cho mạng sống của người khác, ngay cả khi họ yêu cầu”. Trích dẫn Hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng” (Gaudium et spes), tài liệu nhắc lại rằng “phá thai, an tử và cố ý tự hủy hoại xã hội loài người là một sự sỉ nhục vô cùng đối với Đấng Tạo hóa” (số 27).
Không dùng các phương pháp điều trị tiêu cực
Tài liệu cũng giải thích việc bảo đảm có được một cái chết nhân bản cần phải loại trừ các phương pháp điều trị y tế tiêu cực. Vì vậy, khi cái chết sắp xảy ra và không thể tránh được, có thể chấm dứt “các phương pháp điều trị, chỉ nhằm giúp kéo dài sự sống một cách thời gian hoặc đau đớn” là hợp pháp, tuy nhiên, không được cắt giảm các phương pháp điều trị thông thường cần thiết mà bệnh nhân yêu cầu, chẳng hạn như thức ăn và nước uống “miễn là cơ thể còn có thể tiếp nhận…”.
Hỗ trợ gia đình
Điều quan trọng trong việc chăm sóc người bệnh là giúp cho bệnh nhân không cảm thấy đây là một gánh nặng cho gia đình, mà là một “tình cảm thân thương và tự nguyện của những người thân yêu. Gia đình cần được giúp đỡ và có đủ nguồn lực để hoàn thành sứ mệnh này”. Chính quyền sở tại cần “cung cấp những chức năng xã hội căn bản, không thể thay thế của gia đình… Và phải đảm bảo cung cấp các nguồn lực và các tổ chức cần thiết để hỗ trợ.”
Lương tâm
Tông thư yêu cầu các Giáo hội địa phương, các tổ chức và cộng đồng Công Giáo “áp dụng một quan điểm rõ ràng và thống nhất để bảo vệ quyền phản đối một cách công tâm” trong bối cảnh mà luật pháp cho phép thực hiện các hành vi vi phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức. Tông thư cũng mời gọi các tổ chức Công Giáo và nhân viên y tế làm chứng cho các giá trị mà Giáo hội tuyên xưng về các vấn đề sự sống.
(Trích lược theo Thanh Quảng, sdb, Vietcatholic)