(2/4/2017)- Đi đàng Thánh Giá, đi bộ, một khoảng đường dài 400 km ở giữa thánh đường Mount Mary ở Bandra và Mount Mary ở Haregaon, là mục tiêu của 40 thanh niên Công Giáo Ấn Độ trong mùa Chay này.
Đây không chỉ là một cuộc thử thách sức lực thể chất mà thôi, mục tiêu chính của cuộc ‘hành hương’ là “Đổi mới tinh thần và chia sẻ tin mừng của Chúa Kitô.” Cuộc hành hương mà đa phần tham dự là các thanh niên nông dân cuả vùng Ahmadnagar, bây giờ đã trớ thành một truyền thống được duy trì tới lần thứ 6, sẽ có 14 giai đoạn, 14 chủ đề, cho 14 đoạn đường Thánh giá.
Tất cả diễn ra giữa phong cảnh hữu tình của làng mạc và núi rừng hoang dã trong địa phận Nashik. Những thanh niên hành hương còn nhắm vào một mục đích khác nữa, đó là kết thân với nhau trong tinh thần yêu mến Đức Mẹ và Hòa Bình. Sáng mùng 1 tháng 4, họ đã khới hành sau khi dự lễ tại Vương Cung Thánh Đường Mount Mary Basilica ở Bandra, là thủ phủ của khu ngoại ô Maharashtra cuả Mumbai; và sẽ kết thúc vào ngày 4 tháng 4, bằng một Thánh lễ tại đền thờ Marian Haregaon Nashik ớ quận Ahmadnagar. Chạy đẫn đầu đoàn hành hương luôn luôn là một thanh niên vác lá cờ đoàn, 40 thanh niên sẽ luân phiên vác cờ giống như trong một cuộc chạy đua chuyến tiếp vậy, còn đoàn người theo sau thì lần chuỗi hoặc hát thánh ca. Sau cùng là một chiếc xe Van chớ các trang phục cho 14 kịch cảnh Thương Khó, trang phục đã được biến đổi để phù hợp với phong tục cuả từng địa phương.
Vị tuyên úy là linh mục Kadam cho biết rằng “đa số những người tham gia là thuộc thế hệ Công Giáo thứ hai (tức là có cha hay mẹ là người tân tòng), tuổi từ 16 đến 25”. Trong giáo phận, ngài cho biết thêm, có “nhiều thách thức mục vụ” và việc hành hương là một trong những sáng kiến nhằm tăng cường sự tham gia vào cuộc sống của Giáo Hội và tạo sự hiệp nhất giữa những người trẻ tuổi. Bằng cách này, Cha Kadam tiếp tục, “chúng ta có thể củng cố đội hình cho con đường của Đức tin” và cũng là một cách để thúc đẩy việc “loan truyễn phúc âm trên đường phố”, ớ vùng nông thôn, tức là “vùng sâu vùng xa.” “Hầu hết họ – theo Cha Kadam – là người nghèo và phải đấu tranh mỗi ngày để kiếm sống. Cho nên chúng tôi phải có óc sáng tạo khi tổ chức cuộc hành hương này.” Để gây quĩ, họ đã đóng góp rất nhiều thời gian và sức lực trong các công việc phục vụ cộng đồng.
(Theo Trần Mạnh Trác, Vietcatholic News)