– Lm. Maria Giuse Nguyễn Tuấn Long
Đau khổ là một thực trạng gắn liền với số phận con người ở đời này. Cũng chính đau khổ có thể là một đề tài nhiêu khê nhức nhối nhất trong đức tin Kitô giáo lẫn triết học về Thiên Chúa (philosophy of God). Những câu hỏi thường được đặt ra để chất vấn niềm tinh như: Nếu có Thiên Chúa, thì tại sao có đau khổ? Ngài sẽ làm gì trước những đau khổ đó? Thiên Chúa có dửng dưng ơ hờ trước những đau khổ của con người không? Liệu Thiên Chúa chỉ có giới hạn và bất lực trước những đau khổ? Các triết gia và thần học gia đã và đang tốn rất nhiều giấy mực và thời gian để tìm câu trả lời thỏa đáng, nhưng nói cho cùng mỗi người đều có một cái nhìn và cách diễn giải khác nhau. Điều quan trọng là đau khổ có ý nghĩa gì cho chính mình ở đời này. Người có niềm tin thường có khuynh hướng diễn giải đau khổ dưới chiều kích tâm linh là được đồng hành với Chúa Giêsu vác thập giá, xem những thách đố khó khăn ở đời này là cơ hội để đồng hành cùng Chúa, và cho những đau khổ đó là những bậc thang nên thánh trên v.v.
Nói chung, nguồn gốc của đau khổ và đề tài giữa thiện và ác sẽ khó có một câu trả lời thỏa đáng. Chúa Giêsu đã chấp nhận thực tại này và Ngài đã dạy các môn đệ về phương pháp dấn thân để xoa dịu những nỗi khổ đời này. Theo Chúa là đồng nghĩa với vác thập giá. Việc vác thập giá là trực diện và chu toàn với trách nhiệm và bổn phận của mình mỗi ngày. Một khi trách nhiệm và bổn phận hằng ngày được chu toàn, thập giá nhiệm và bổn phận hằng ngày được chu toàn, thập giá sẽ từ từ trở thành thánh giá. Bởi thế, con đường nên thánh trong Giáo Hội được hiểu như là một tiến trình lâu dài và bền bỉ gắn bó với trách nhiệm mỗi ngày. Đối với Linh mục tu sĩ, chuyên cần gắn bó với những mục vụ săn sóc tâm linh cũng là một trong những phương cách nên thánh. Đối với đời sống gia đình, chu toàn bổn phận làm cha mẹ cũng tương tự. Điều khó khăn nhất ở đây chính là liệu chúng ta có muốn trở nên thánh hay không mà thôi.