Tài liệu học hỏi Năm Thánh Lòng Thương Xót – Phần 5

Spread the love

 

50. Tại sao hành hương lại là dấu chỉ đặc biệt của Năm Thánh?

Vì cuộc sống là một cuộc hành hương và chúng ta là những kẻ lữ hành đang tiến về đích điểm mong đợi. Vượt qua những Cửa Thánh tại Rôma hay khắp nơitrên thế giới, tất cả chúng ta phải thực hiện một cuộc hành hương hướng tới LòngThương Xót; một cuộc hành hương đòi hỏidấn thân và hy sinh. Nhờ đó, chúng ta tìm được sức mạnh để đón nhận Lòng Thương Xót của Thiên Chúa, đồng thời hiến mình cho lòng thương xót anh em, như Chúa Cha đã thương xót chúng ta.

51. Để đạt tới Lòng Thương Xót, cuộc hành hương Năm Thánh phải trải qua những giai đoạn nào?

“Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người ta sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy” (Lc 6, 37-38).

52. Việc chúng ta xét đoán anh em xuất phát từ những nguyên nhân và gây ra những hậu quả nào?

Chúng ta xét đoán anh em vì cái nhìn phiến diện do ghen tương và đố kỵ, và vì sự giả định mình biết hết mọi sự. Rốt cuộc chúng ta làm cho cuộc sống của anh em trở nên ảm đạm, làm cho họ mất uy tín và bỏ mặc họ cho sự đàm tiếu của thiên hạ.

53. Để khỏi xét đoán anh em, chúng ta nên làm gì?

Chúng ta nên đón nhận điều tốt đẹp nơi người anh em.

54. Ngoài việc đừng xét đoán, chúng ta còn phải làm gì để tỏ Lòng Thương Xót?

Chúng ta còn phải tha thứ và trao ban, vì chính bản thân chúng ta đã được Chúa tha thứ và ban cho biết bao ơn lành hồn xác.

55. Phương châm của Năm Thánh là gì?

Đó là “Anh em hãy có lòng thương xót như Cha anh em là Đấng thương xót.”

56. “Hãy có lòng thương xót như Cha anh em là Đấng thương xót”, câu này có ý nghĩa gì?

Câu này có nghĩa là lòng thương xót của Chúa Cha vừa là nguồn mạch vừa là khuôn mẫu cho lòng thương xót của chúng ta. Chính Thiên Chúa đã cứu chúng ta thoát khỏi thân phận yếu đuối và giúp chúng ta có thể đến gần Ngài.Nhờ đó, chúng ta cũng có thể thương xót như Chúa đã xót thương, tức hiến trọn thânmình và không cần đền đáp (x. Số 14).

57. Chúng ta được mời gọi làm gì trong Năm Thánh này?

Một mặt chúng ta được mời gọi nhìn ra những nỗi khốn cùng của thế giới, lắng nghe tiếng kêu cứu của những người cùng khổ, quan tâm và chăm sóc cho những người bị bỏ rơi với tình bằng hữu; mặt khác chúng ta được mời gọi phá đổ những rào cản được dựng lên do sự thờ ơ lãnh đạm, giả hình và ích kỷ.

58. Chúng ta còn được mời gọi làm gì nữa trong Năm Thánh này?

Chúng ta còn được mời gọi khám phá lại các mối thương thể xác như cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho kẻ rách rưới ăn mặc, cho khách đỗ nhà, viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, và chôn xác kẻ chết;cũng như các mối thương linh hồn như lấy lời lành mà khuyên người, sửa dạy kẻ mê muội, yên ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội, tha kẻ dể ta, nhịn kẻ mất lòng ta, cầu cho kẻ sống và kẻ chết.

59. Theo thánh Gioan Thánh Giá, khi lìa đời, chúng ta sẽ được phán xét trên cơ sở nào?

Chúng ta sẽ được phán xét trên cơ sởtình yêu như được mô tả trong Kinh Thương xác bảy mối và Thương linh hồn bảy mối (x. Số 15)

60. Trong Tin Mừng thánh Luca, có câu chuyện nào giúp chúng ta sống đức tin trong Năm Thánh?

Có câu chuyện Chúa Giêsu về thăm Nadarét, nơi Ngài sinh trưởng. Ngài vào hội đường và đứng lên đọc sách Thánh, đoạn trích từ sách Ngôn sứIsaia: ” Thần khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai tôi đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát, công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam cầm, ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Thiên Chúa” (Lc 4, 18-19).

61. Qua câu chuyện này, Đức Thánh Cha mong ước điều gì về Năm Thánh?

Đức Thánh Cha mong ước các Kitô hữu, trong Năm Thánh, làm cho sứ mạng của Chúa Giêsu được mô tả trong lời của Ngôn sứ Isaia, trở nên hữu hình và phong phú, nhờ đáp trả đức tin mà họ thực hiện qua chứng ta của mình (x. Số 16).

(Theo Ủy Ban Loan Báo Tin Mừng trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)