Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta.” Không biết những vùng khác ở ngoài bắc người dân còn nói lẫn lộn chữ “l” là “n” (hoặc ngược lại) không, nhưng bên ngoại tôi người gốc Thái Bình vẫn đôi lúc vấp phải sự lẫn lộn này. Cha Long thì nghe là cha Nong. Nói chuyện vui không biết các bạn nghĩ gì khi các Linh mục cũng gặp phải sự lẫn lộn này lúc công bố Tin Mừng. Ví dụ như: Chúa Giêsu đi từ nàng lày sang nàng lọ. Nàng lào không đón thì Ngài nại bỏ sang nàng khác. Đây mới chỉ là chuyện giữa người Việt mình thôi nhé huống chi là nói tiếng nước ngoài l thành n (balut – banut).
Nói là một chuyện, nhưng người nghe có hiểu hay không nữa lại là chuyện khác. Có nhiều người nghe không hiểu, nhưng vẫn cứ gật đầu tỏ ra hiểu rồi cuối cùng làm sai trật lất. Một người thầy cô giáo giỏi là người có khả năng truyền đạt được những gì mình muốn nói, muốn dạy, và muốn người khác hiểu. Đồng thời một học trò giỏi là người biết tập trung và chú ý lắng nghe. Trong suốt một cuộc đời được rửa tội, nghe Kinh Thánh và lãnh nhận các bí tích, chúng ta nghe và hiểu tiếng Chúa như thế nào? Tiếng nói và ngôn ngữ Chúa dùng chính là sự khoan dung, yêu thương và tha thứ.