[one_half] Thánh ca video: “Lòng Thương Xót Chúa”[/one_half] Nếu so sánh giữa một quyển Phúc Âm (Lời Chúa Giêsu dạy) và một tờ nhật báo, chúng ta có thể nói một cách chắc chắn là Phúc Âm luôn luôn đem lại cho mọi người, đặc biệt những người tội lội, một niềm vui, sự an ủi và hy vọng nào đó. Ngược lại, tin tức trên các tờ báo hay trên mạng luôn để lại cho người đọc một cảm giác nào đó hoang mang. Không biết quý vị nghĩ sao, hay chỉ riêng cá nhân tôi cảm thấy vậy. Với công nghệ tin học ngày càng tinh vi, tin dữ có vẻ được loan truyền đi rất nhanh. Tuy nhiên, là Kitô hữu, chúng ta cuối cùng cũng quay trở về với Đức Kitô phục sinh, đặc biệt hôm nay Chúa Nhật lòng thương xót Chúa.
Dựa trên các nghiên cứu của các nhà tâm lý, tôn giáo và tâm linh đang ngày càng thu hút sự chú ý của các nhà chuyên môn trị liệu tâm thần. Đối những ai có đời sống đức tin hoặc tâm linh vững chắc, hầu như họ có khả năng chống trả những áp lực căng thẳng trong cuộc sống một cách tự tin và hữu hiệu hơn so với những người không quan tâm mấy về tâm linh. Các nhà khoa học cũng vẫn luôn thao thức đi tìm câu trả lời cho cội nguồn nhân sinh qua vọng kính khoa học, nhưng họ vẫn đang tìm. Có phải đức tin hay tôn giáo là điểm dừng của khoa học chăng? Đối với giáo huấn của Giáo Hội, khoa học và tôn giáo không có sự sung khắc mà ngược lại đóng vai trò bổ xung cho nhau. Các nhà thiên văn học, khoa học gia gạo cội vẫn đang tìm kiếm câu trả lời ở vũ trụ bao la giữa những giải ngân hà và hành tinh huyền bí. Riêng đối những Kitô hữu, họ đã và đang tìm thấy nơi ngôi mộ trống, nơi Đức Kitô phục sinh một tia hy vọng và một hứa hẹn cho cuộc sống mai sau. Đời sống đức tin vào Đức Kitô phục sinh cũng gần giống như việc sang số xe có lúc dừng (P), có lúc lùi (R), có lúc để tự do buông xuôi (N), có lúc đi tới (D), nhưng nói cho cùng, tất cả mọi thời điểm cũng đều quy về LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA, niềm hy vọng cuối cùng của ơn cứu rỗi.
Lm. Nguyễn Tuấn Long Jn 20: 19-31 “Eight days later, Jesus came and stood in their midst.”