[one_half][/one_half]
Sự hiện diện của Chúa Giêsu và Đức Mẹ không chỉ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hôn nhân mà còn thể hiện lòng quan tâm của các Ngài đến đời sống hôn nhân vợ chồng. Nói đến chuyện hôn nhân trong xã hội ngày nay, tôi không biết quý độc giả nghĩ sao, nhưng tôi cảm thấy cái nhìn của giới trẻ về hôn nhân gia đình rất khác xa so với thế hệ của cha mẹ tôi theo nghĩa thực dụng, nghĩa là, hợp thì cưới chán thì ngưng. Đời sống vợ chồng gần giống như là một cửa tiệm Autozone có đủ thứ phục tùng (parts) để thay thế cho mọi khuyết điểm hôn nhân. Thêm vào đó, xã hội ngày nay có vẻ không mấy thiện cảm cho lắm với những giá trị hôn nhân gia đình như xưa với những tấm quảng cáo mời gọi ly dị nhanh, rẻ và không lôi thôi nhức đầu v.v.
Ly dị ngày càng trở nên bình thường hóa mỗi ngày với rất nhiều nguyên nhân khác nhau và một trong những nguyên nhân đó có thể được diễn giải theo góc cạnh từ khi giới phụ nữ ngày càng tham gia tích cực vào thị trường lao động và được quyền phá thai thì những vụ ngoại tình và ly dị cũng ngày càng gia tăng theo (Bremmer & Kesserling, 2004; Marcén, 2015). Lưu ý, tôi chỉ trình bày sự kiện một cách khách quan theo khả năng cho phép và không có ý quy trách nhiệm cho một ai. Thực sự, nếu chúng ta nhìn vào mô hình gia đình hôm nay, cái vai trò vợ chồng cũng bắt đầu hơi khác so với ngày trước, điển hình như người chồng bây giờ ở nhà chăm con còn người vợ đi làm. Trong quân đội tôi cũng gặp một vài hoàn cảnh nữ quân nhân nuôi chồng con ở nhà. Đối với văn hóa Á đông, điều này nghe có vẻ hơi phản cảm, nhưng đó là cuộc sống và là sự tiến hóa theo thời gian.
Bạn nghĩ sao về hôn nhân và gia đình của con cái bạn trong tương lai? Khái niệm chung thủy suốt đời có còn thực tế nữa hay không? Nhẫn cưới có còn đi đôi với nhẫn nại và nhẫn nhục nữa khay không? Thật lòng mà nói, hôn nhân ngay trong thế hệ hiện giờ mà còn khập khểnh thì huống chi tương lai khi xã hội ngày càng thái hóa. Đó là cuộc sống! Là những Kitô hữu, chúng ta nên cậy dựa vào sức mạnh của niềm tin. Thiên Chúa luôn đồng hành và khát khao ngự trị trong mỗi hôn nhân và gia đình, nhưng liệu gia đình chúng ta có sẵn sàng mở cửa lòng để mời Ngài vào cử hành bí tích hôn phối mỗi ngày không là một chuyện khác. Gia đình nào đang sống có nhau, xin đừng đợi đến 25, 50, 60 mới tạ ơn hay mừng lễ long trọng, nhưng hãy thầm thĩ tạ ơn Thiên Chúa và cảm ơn nhau mỗi ngày, mỗi ngày và mỗi ngày. Lm. Nguyễn Tuấn Long