Tìm Hiểu Về Mùa Chay theo Sách Lễ Rô-ma

Spread the love

– Mùa Chay nhằm chuẩn bị cử hành lễ Vượt Qua. Phụng vụ Mùa Chay giúp các dự tòng và các tính hữu cử hành mầu nhiệm Vượt Qua. Các dự tòng được chuẩn bị qua những giai đoạn khác nhau của việc nhập đạo; còn các tín hữu thì qua việc tưởng niệm bí tích Thánh Tẩy và việc sám hối.

– Mùa Chay bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro và kết thúc ngay trước Thánh Lễ Tiệc Ly

– Không đọc (hay hát) Alleluia từ đầu Mùa Chay cho tới lễ Canh Thức Vượt Qua

– Các Chúa Nhật mùa này gọi là Chúa Nhật I, II, III,IV, V Mùa Chay.Chúa Nhật thứ sáu, bắt đầu Tuần Thánh, gọi là Chúa Nhật Lễ Lá tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa.

– Tuần Thánh nhằm tưởng niệm cuộc Thương Khó cùa Chúa Kitô từ lúc Người vào thành Giê-ru-sa-lem với tư cách là Đấng Mê-si-a. Sáng thứ Năm Tuần Thánh, Đức Giám Mục đồng tế với Linh mục đoàn, làm phép dầu thánh và cung hiến dầu hiến thánh.

 

Luật Giữ Chay và Kiêng Thịt

Giáo luật điều 1251 dạy:
“Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh phải giữ chay và kiêng thịt.” Trong ngày ăn chay, chỉ được ăn một bữa no và hai bữa ăn ít không được ăn no.  Khôngđược ăn vặt giữa các bữa ăn. Có thể uống sữa hay các loại nước trái cây.

Tuổi giữ chay: Theo Giáo Luật điều 1252: “Mọi người từ tuổi thành niên cho đến khi bắt đầu 60 tuổi thì phải giữ chay.” Và Giáo Luật điều 97, khoản 1 qui định: “Ai đã được 18 tuổi trọn thì là thành niên.

Luật kiêng thịt buộc những người từ 14 tuổi trọn. Tuy nhiên, các Chủ Chăn và các phụ huynh phải lo dạy cho các em chưa đến tuổi buộc ăn chay và kiêng thịt để chúng hiểu biết ý nghĩa đích thực của việc thống hối (Giáo Luật 1252).

Luật của Giáo Hội Hoa Kỳ quy định: tất cả các ngày thứ Sáu trong Mùa Chay phải kiêng thịt

 

Ba việc làm truyền thống trong Giáo Hội Công Giáo vào Mùa Chay là ăn chay, cầu nguyện, và làm việc lành phúc đức (giúp đỡ người nghèo, v.v.) và một trong 6 điều răn Hội Thánh buộc chúng ta “chịu Mình Thánh Chúa Giêsu ít là trong Mùa Phục Sinh.” Và để xứng đáng rước Chúa ngự vào lòng, chúng ta phải sạch tội. Bởi vậy chúng ta phải liệu đi xưng tội.

 

Nguồn gốc của việc xức tro có từ khi nào?

Nguồn gốc của việc xức tro thuộc về khuôn khổ của việc sám hối chính thức. Nguồn gốc này bắt đầu bắt buộc đối với toàn bộ cộng đồng Kitô hữu từ thế kỷ thứ mười. Phụng vụ hiện nay vẫn giữ được yếu tố truyền thống xức tro và giữ chay nghiêm ngặt.

Tro lấy từ đâu?

Theo truyền thống từ thế kỷ thứ mười hai, Tro lấy từ những lá ô liu hoặc lá dừa được làm phép trong Chúa Nhật Lễ Lá của năm trước. Lời chúc lành nhắc nhớ lại tình trạng tội lỗi cho nhưng ai được nhận lãnh.

Có những biểu tượng nào của tro?

Các biểu tượng của tro là như sau:

–   Tình trạng suy yếu và tự mãn của con người dẫn họ tiếp cận gần đến sự chết.

–    Tình trạng tội lỗi của con người.

–   Cầu nguyện và khẩn nài tha thiết để Thiên Chúa đến trợ giúp.

–   Được sống lại, vì lẽ tất cả mọi người đều được kêu gọi tham dự vào chiến thắng của Chúa Kitô

Những khía cạnh mục vụ nào cần nhấn mạnh trong Mùa Chay?

Mùa Chay là mùa cao điểm của phụng vụ, trong đó toàn thể Giáo Hội chuẩn bị cho việc cử hành Lễ Phục Sinh. Lễ Vượt Qua của Chúa, Bí tích Rửa tội và lời mời hòa giải, thông qua bí tích giải tội, đó là những mối tương quan quan trọng.

Nên sử dụng phương tiện mục vụ như:

Việc dạy Giáo Lý về mầu nhiệm Phục sinh và các Bí tích; Tiếp cận và cử hành thường xuyên Lời Chúa. Nếu có thể được, nên tham gia hàng ngày các phụng vụ mùa Mùa Chay, cử hành sám hối, và nhất là việc tiếp nhận bí tích giải tội. Các kỳ Linh thao, các cuộc hành hương như là một dấu hiệu của sự ăn năn, sự tự nguyện ăn chay, làm phúc bố thí, các công việc từ thiện và truyền giáo.

(tổng hợp theo tài liệu Sách Lễ Rô-ma và “Pastoral Statement on Penance and Abstinence” của HĐGM Hoa Kỳ)