Suy Niệm – Chúa Nhật Kính Mình Máu Thánh Chúa – June 03 – Năm B

Spread the love

[one_half]

Suy niệm: Hồng ân Thánh Thể  Thiên Chúa yêu thương con người hết lòng hết sức, trên hết mọi sự nên cũng trao ban cho họ những quà tặng vô giá.  Thông ban sự sống thần linh. Thiên Chúa Cha là Cội Nguồn của Sự Sống. Người thông ban Sự Sống của Người cho Chúa Con (Chúa Cha nhiệm sinh Chúa Con). Chúa Giê-su xác nhận sự sống của Người từ Chúa Cha mà đến: “Chúa Cha là Ðấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha” (Ga 6, 57). Một khi nhận được sự sống từ Chúa Cha, Chúa Giê-su không giữ lại cho riêng mình, nhưng tìm cách thông truyền Sự Sống cao quý ấy cho nhân loại. Bằng cách nào?

Muốn cho cành nho rừng tiếp nhận được sự sống của cây nho vườn, thì nó phải được tháp nối để nên một với cây nho vườn. Muốn cho một bàn tay bị cắt lìa thân được tiếp nhận sự sống từ thân thể thì bàn tay đó phải được ghép nối vào thân thể, trở nên một với thân thể. Vậy muốn cho loài người tiếp nhận được Sự Sống của Chúa Giê-su thì phải làm cho họ nên một với Chúa Giê-su. Thế nên, Chúa Giê-su lập nên bí tích Thánh Thể, hiến ban Thịt và Máu Người, dưới hình bánh rượu, làm của ăn cho nhân loại, để cho những ai lãnh nhận Mình Máu thánh Người thì được nên một với Người, được ở lại trong Người như lời Người dạy: “Ai ăn thịt và uống máu Tôi, thì ở lại trong Tôi, và Tôi ở lại trong người ấy.”

Vậy thì ai “ở lại trong Chúa Giê-su và có Chúa Giê-su ở lại trong người ấy” nhờ tiếp nhận Mình Máu thánh Người, thì tất nhiên Sự Sống của Chúa Giê-su sẽ được thông ban cho người ấy. Không gì quý bằng sự sống. Dù mất hết tiền bạc của cải, nhưng chưa phải chết thì vẫn còn may. “Mạng sống quý hơn đống vàng”. Ðược sống là một hồng phúc lớn nhất, là một ân huệ vượt trên hết mọi ân huệ. Theo nhà văn Jack London thì “thà làm một con chó sống còn hơn làm một con sư tử chết”. Làm một con chuột sống còn hơn một con voi chết! Sự sống sinh vật mà ta đang có tuy rất mong manh, giòn mỏng mà còn đáng quý như thế, huống chi Sự Sống vĩnh cửu của Thiên Chúa Ba Ngôi. Khi thông ban Sự Sống của chính mình cho nhân loại, Thiên Chúa ban cho họ một hồng ân cao quý hơn hết mọi hồng ân, một quà tặng tuyệt vời trên tất cả mọi món quà. Biến đổi con người thành Chúa Giê-su. Ngoài ra, khi tiếp nhận Mình Máu thánh Chúa Giê-su trong Bí Tích thánh thể, chúng ta còn được biến đổi để nên một Giê-su khác. Thánh Giáo hoàng Lê-ô Cả khẳng định: “Thực thế, chúng ta thông phần Mình và Máu Chúa Ki-tô là để được biến thành Ðấng chúng ta rước lấy” (Trích bài giảng của thánh Lê-ô cả, giáo hoàng trong bài đọc kinh sách ngày thứ tư, tuần 2 phục sinh) Giáo huấn của Hội Thánh còn dạy cho biết nhờ tiếp nhận Mình Máu thánh Chúa Giê-su, chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa:

“Khi bạn ăn uống Mình và Máu Ðức Ki-tô, bạn nên một với Người, cùng một thân mình, cùng một dòng máu. Như thế, chúng ta trở thành những người mang Ðức Ki-tô, có Mình Máu Người thấm nhập khắp toàn thân. Nhờ vậy, theo lời thánh Phê-rô, chúng ta được thông phần bản tính Thiên Chúa.” (trích bài giáo huấn cho các tân tòng tại Giê-ru-sa-lem trong bài đọc Kinh Sách ngày thứ Bảy, tuần bát nhật phục sinh)

Cầu Nguyện:   Lạy Chúa Giê-su, Hồng ân Chúa ban thật vô cùng lớn lao và quý báu nhưng tiếc thay, nhiều người không nhận biết nên tỏ ra hững hờ. Xin cho tâm hồn chúng con tràn đầy hoan lạc trước hồng phúc vô giá và khao khát tiếp nhận hồng ân nầy với hết lòng cảm tạ tri ân.[/one_half]

[one_half].[/one_half]

Chúa Nhật LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA – Năm B  

 Bài Ðọc I: Xh 24, 3-8

“Ðây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi”.

Trích sách Xuất Hành.

Trong những ngày ấy, Môsê đến thuật lại cho dân chúng nghe tất cả những lời và lề luật của Chúa, và toàn dân đồng thanh thưa rằng: “Chúng tôi xin thi hành mọi lời Chúa đã phán”. Vậy Môsê ghi lại tất cả những lời của Chúa. Và sáng sớm, ông chỗi dậy, lập bàn thờ ở chân núi, dựng mười hai cột trụ, chỉ mười hai chi họ Israel, ông sai các thanh niên trong con cái Israel mang của lễ toàn thiêu và hiến dâng lên Chúa những con bò tơ làm hy lễ giao hoà. Môsê lấy phân nửa máu đổ vào các chậu và rưới phân nửa kia lên bàn thờ. Ông mở quyển giao ước ra đọc cho dân nghe và họ thưa: “Chúng tôi xin thi hành và tuân theo tất cả những điều Chúa đã phán”. Vậy ông lấy máu rẩy lên dân chúng và nói: “Ðây là máu giao ước Thiên Chúa đã cam kết với các ngươi theo đúng tất cả những lời đó”.

Ðó là lời Chúa.

 

Ðáp Ca: Tv 115, 12-13. 15-16bc. 17-18

Ðáp: Tôi sẽ lãnh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa (c. 13).

Hoặc đọc: Alleluia

Xướng: 1) Tôi lấy gì dâng lại cho Chúa, để đền đáp những điều Ngài ban tặng cho tôi? Tôi sẽ lãnh chén cứu độ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa. – Ðáp.

2) Trước mặt Chúa thật là quý hoá, cái chết của những bậc thánh nhân Ngài. Tôi là tôi tớ Ngài, con trai của nữ tì Ngài, Ngài bẻ gãy xiềng xích cho tôi. – Ðáp.

3) Tôi sẽ hiến dâng Chúa lời ca ngợi làm sinh lễ, và tôi sẽ kêu cầu danh Chúa. Tôi sẽ giữ trọn lời khấn xin cùng Chúa, trước mặt toàn thể dân Ngài. – Ðáp.

 

Bài Ðọc II: Dt 9, 11-15

“Máu Chúa Kitô tẩy sạch lương tâm chúng ta”.

Trích thư gởi tín hữu Do-thái.

Anh em thân mến, Chúa Kitô xuất hiện như vị Thượng tế cầu bầu mọi phúc lành tương lai. Người đi qua nhà tạm rộng rãi và hoàn hảo hơn, không phải do tay người phàm xây dựng, nghĩa là không thuộc về trần gian này, cũng không nhờ máu dê bò, nhưng nhờ chính máu của Người mà vào Cung Thánh chỉ một lần và đem lại ơn cứu độ muôn đời. Vì nếu máu dê và tro bò mà người ta rảy trên kẻ ô uế còn thánh hoá được thân xác nên trong sạch, huống chi máu của Ðức Kitô, Ðấng đã nhờ Thánh Thần mà hiến tế chính mình làm của lễ trong sạch dâng lên Thiên Chúa; máu đó sẽ tẩy sạch lương tâm chúng ta khỏi những việc sinh sự chết, khiến chúng ta có thể phụng sự Thiên Chúa hằng sống. Vì vậy Chúa Kitô là trung gian của Tân Ước, vì nhờ sự chết của Người để cứu chuộc tội phạm dưới thời Cựu Ước, mà những kẻ được kêu gọi, đến lãnh lấy gia nghiệp đời đời đã hứa cho họ.    Ðó là lời Chúa.

Ca Tiếp Liên

“Lauda Sion: Hỡi Sion, Hãy Ngợi Khen”
Trước Alleluia, có thể hát hoặc đọc Ca Tiếp Liên này, tất cả hoặc từ câu 21 (“Này đây bánh”) cho đến hết.
Hỡi Sion, hãy ngợi khen Ðấng cứu độ ngươi, Ðấng lãnh đạo và mục tử của ngươi / với những bài vãn và những khúc ca!
Ngươi có sức chừng nào, hãy rán ngợi khen chừng nấy, vì Người vĩ đại hơn mọi lời khen ngợi, và ngươi cũng không đủ sức ngợi khen Người.
Ðề tài của sự ngợi khen đặc biệt, đó là bánh sống và tác thành sự sống, ngày hôm nay đã đặt ra cho ngươi.
Ðó là bánh mà trên bàn tiệc thánh, cho đoàn thể mười hai người anh em, Chúa đã ban tặng chẳng khá nghi ngờ.
Hãy xướng lên lời ca khen ngợi đầy đủ, lời ca hoan hỉ và râm ran, tâm thần hãy vui mừng rạng rỡ!
Vì đây là ngày trọng thể, ngày kỷ niệm bàn tiệc thánh / lần đầu tiên được thiết lập ra.
Tại bàn tiệc này của Ðấng Tân Vương, lễ Vượt Qua mới theo luật pháp mới / chấm dứt lễ Vượt Qua của thời đại cũ.
Lễ nghi cũ nhường chỗ cho sự thực; đêm tối tăm nhường chỗ cho sự sáng sủa.
Ðiều mà Chúa Kitô đã làm trong bữa tiệc ly, thì Người đã ra lệnh cho thực thi điều đó để nhớ lại Người.
Nhờ lời thánh huấn của Người dạy bảo, chúng ta làm phép cho bánh và rượu / trở nên lễ vật hy sinh ban ơn cứu độ.
Ðây là tín điều dạy người Kitô hữu rằng / bánh trở nên thịt Chúa, và rượu trở nên máu Người.
Ðiều bạn không hiểu, không xem thấy, thì đức tin mạnh mẽ xác nhận xảy ra, ngoài luật lệ thiên nhiên.
Dưới những hình sắc khác nhau, chúng chỉ là biểu hiệu, không còn thực chất, có ẩn nấp những thực tại cao siêu.
Thịt Chúa là của ăn, máu Người là thức uống, nhưng Chúa Kitô vẫn còn đầy đủ dưới mỗi sắc hình.
Người không bị kẻ lãnh nhận nghiền nát, không bị bẻ gẫy, không bị phân chia, nhưng Người được thiên hạ lãnh nhận toàn thân.
Một người lãnh nhận, ngàn người lãnh nhận, những người này cũng lãnh bằng những người kia, thiên hạ ăn thịt Người mà Người không bị tiêu hao.
Người lương thiện lãnh, kẻ ác nhân cũng lãnh, nhưng số phận họ không đồng đều: hoặc được sống hay là phải chết.
Kẻ ác nhân phải chết, người lương thiện được sống; hãy coi, cùng một của ăn như nhau, mà kết quả khác xa biết mấy.
Hình bánh bị vỡ, chớ khá lo âu, nhưng hãy nhớ rằng / trong miếng vỡ cũng như trong toàn thể / Chúa vẫn hiện diện đầy đủ như nhau.
Bản chất không hề bị bẻ vỡ, duy có biểu hiệu bị phân chia, nhưng không giảm thiểu tình trạng và dáng vóc của Ðấng ẩn dật bên trong.
Này đây bánh của các thiên thần, biến thành lương thực của khách hành hương; thực là bánh của những người con cái, không nên ném cho loài khuyển.
Bánh này đã được báo trước bằng hình ảnh, khi người ta sát tế Isaac, chiên của lễ vượt qua đã được kể ra, khi cha ông chúng ta được tặng manna.
Lạy Chúa Giêsu là mục thủ tốt lành, là bánh thực, xin Người thương xót, chăn nuôi và bảo vệ chúng con; xin Người ban cho chúng con nhìn thấy / những điều thiện hảo trong cõi nhân sinh.
Chúa là Ðấng thông biết và có thể làm nên mọi sự, Chúa nuôi dưỡng chúng con trong đời sống tạm gửi này, trên cõi cao xanh, xin cho chúng con được trở nên thực khách đồng bàn của Chúa, đồng thừa kế và đồng danh phận / với những công dân thánh của nước trời. Amen. Alleluia.

Alleluia: Ga 6, 51-52

Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này, thì sẽ sống đời đời”. – Alleluia.

Phúc Âm: Mc 14, 12-16. 22-26   “Này là Mình Ta. Này là Máu Ta”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Ngày thứ nhất trong tuần lễ ăn bánh không men là ngày giết chiên mừng lễ Vượt Qua, các môn đệ thưa Chúa Giêsu rằng: “Thầy muốn chúng con đi dọn cho Thầy ăn Lễ Vượt Qua tại đâu?” Người liền sai hai môn đệ đi và dặn rằng: “Các con hãy vào thành, và nếu gặp một người mang vò nước thì hãy đi theo người đó. Hễ người ấy vào nhà nào thì các con hãy nói với chủ nhà rằng: Thầy sai chúng tôi hỏi: ‘Căn phòng Ta sẽ ăn Lễ Vượt Qua với các môn đệ ở đâu?’ Và chủ nhà sẽ chỉ cho các con một căn phòng rộng rãi dọn sẵn sàng và các con hãy sửa soạn cho chúng ta ở đó”. Hai môn đệ đi vào thành và thấy mọi sự như Người đã bảo và hai ông dọn Lễ Vượt Qua.

Ðang khi họ ăn, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các ông mà phán: “Các con hãy cầm lấy, này là Mình Ta”. Rồi Người cầm lấy chén, tạ ơn, trao cho các ông và mọi người đều uống. Và Người bảo các ông: “Này là Máu Ta, Máu tân ước sẽ đổ ra cho nhiều người. Ta bảo thật các con: Ta sẽ chẳng còn uống rượu nho này nữa cho đến ngày Ta sẽ uống rượu mới trong nước Thiên Chúa”. Sau khi hát Thánh Vịnh, Thầy trò đi lên núi Cây Dầu.    Ðó là lời Chúa.

[one_half]

Gospel Mk 14:12-16, 22-26

On the first day of the Feast of Unleavened Bread,
when they sacrificed the Passover lamb,
Jesus’ disciples said to him,
“Where do you want us to go
and prepare for you to eat the Passover?”
He sent two of his disciples and said to them,
“Go into the city and a man will meet you,
carrying a jar of water.
Follow him.
Wherever he enters, say to the master of the house,
‘The Teacher says, “Where is my guest room
where I may eat the Passover with my disciples?”‘
Then he will show you a large upper room furnished and ready.
Make the preparations for us there.”
The disciples then went off, entered the city,
and found it just as he had told them;
and they prepared the Passover.

While they were eating,
he took bread, said the blessing,
broke it, gave it to them, and said,
“Take it; this is my body.”
Then he took a cup, gave thanks, and gave it to them,
and they all drank from it.
He said to them,
“This is my blood of the covenant,
which will be shed for many.
Amen, I say to you,
I shall not drink again the fruit of the vine
until the day when I drink it new in the kingdom of God.”
Then, after singing a hymn,
they went out to the Mount of Olives.[/one_half]

Daily Reading & Meditation

Sunday (June 03): “This is my blood of the covenant, which is poured out for many”
Scripture: Mark 14:12-16,22-26  [Feast of the Body and Blood of Christ] (alternate reading:Mark 2:23 – 3:6)

12 And on the first day of Unleavened Bread, when they sacrificed the passover lamb, his disciples said to him, “Where will you have us go and prepare for you to eat the passover?” 13 And he sent two of his disciples, and said to them, “Go into the city, and a man carrying a jar of water will meet you; follow him, 14 and wherever he enters, say to the householder, `The Teacher says, Where is my guest room, where I am to eat the passover with my disciples?’ 15 And he will show you a large upper room furnished and ready; there prepare for us.” 16 And the disciples set out and went to the city, and found it as he had told them; and they prepared the passover. 22 And as they were eating, he took bread, and blessed, and broke it, and gave it to them, and said, “Take; this is my body.”  23 And he took a cup, and when he had given thanks he gave it to them, and they all drank of it. 24 And he said to them, “This is my blood of the covenant, which is poured out for many. 25 Truly, I say to you, I shall not drink again of the fruit of the vine until that day when I drink it new in the kingdom of God.” 26 And when they had sung a hymn, they went out to the Mount of Olives.

Meditation: Why did Jesus offer himself as “food and drink” to his disciples? Jesus chose the time of Passover to fulfill what he had announced earlier at Capernaum – giving his disciples his body and his blood (John 6:51-58). Jesus’ passing over to his Father by his death and resurrection, the new Passover, is anticipated in the Last Supper and celebrated in the Eucharist or Lord’s Supper, which fulfills the Jewish Passover and anticipates the final Passover of the church in the glory of God’s kingdom.

This is the most significant meal of Jesus and the most important occasion of his breaking of bread. In this meal Jesus identifies the bread as his body and the cup as his blood. When the Lord Jesus commands his disciples to eat his flesh and drink his blood, he invites us to take his life into the very center of our being (John 6:53). That life which he offers is the very life of God himself. Jesus’ death on the cross, his gift of his body and blood in the Supper, and his promise to dine again with his disciples when the kingdom of God comes in all its fulness are inseparably linked.

Jesus instructed his disciples to “do this in remembrance of me”. These words establish every Lord’s Supper or Eucharist as a “remembrance” of Jesus’ atoning death, his resurrection, and his promise to return again. “For as often as you eat this bread and drink the cup, you proclaim the Lord’s death until he comes” (1 Corinthians 11:26). Our celebration of the Lord’s Supper anticipates the final day when the Lord Jesus will feast anew with his disciples in the heavenly marriage feast of the Lamb and his Bride. Do you know the joy of the drinking Christ’s cup and tasting the bread of his Table in sincerity?

Mark ties the last supper meal with Jesus’ death and the coming of God’s kingdom. Jesus transforms the Passover of the Old Covenant into the meal of the “new covenant in my blood”.

In the Old Covenant bread and wine were offered in a thanksgiving sacrifice as a sign of grateful acknowledgment to the Creator as the giver and sustainer of life. Melchizedek, who was both a priest and king (Genesis 14:18; Hebrews 7:1-4), offered a sacrifice of bread and wine. His offering prefigured the offering made by Jesus, our high priest and king (Hebrews 7:26; 9:11; 10:12). The remembrance of the manna in the wilderness recalled to the people of Israel that they live – not by earthly bread alone – but by the bread of the Word of God (Deuteronomy 8:3).

The unleavened bread at Passover and the miraculous manna in the desert are the pledge of God’s faithfulness to his promises. The “cup of blessing” at the end of the Jewish passover meal points to the messianic expectation of the rebuilding of Jerusalem. Jesus gave a new and definitive meaning to the blessing of the bread and the cup when he instituted the “Lord’s Supper” or “Eucharist”.  He speaks of the presence of his body and blood in this new meal. When at the Last Supper Jesus described his blood “poured out for many for the forgiveness of sins” (Matthew 26:28), he was explaining his coming crucifixion as a sacrifice for sins. His death on the cross fulfilled the sacrifice of the paschal lamb. That is why John the Baptist called him the “Lamb of God who takes away the sins of the world.” Jesus made himself an offering and sacrifice, a gift that was truly pleasing to the Father. He “offered himself without blemish to God” (Hebrews 9:14) and “gave himself as a sacrifice to God” (Ephesians 5:2). This meal was a memorial of his death and resurrection.

When we receive from the Lord’s table we unite ourselves to Jesus Christ, who makes us sharers in his body and blood. Ignatius of Antioch (35-107 A.D.) calls it the “one bread that provides the medicine of immortality, the antidote for death, and the food that makes us live for ever in Jesus Christ” (Ad Eph. 20,2). This supernatural food is healing for both body and soul and strength for our journey heavenward. When you approach the Table of the Lord, what do you expect to receive? Healing, pardon, comfort, and rest for your soul? The Lord has much more for us, more than we can ask or imagine. The principal fruit of receiving the Eucharist is an intimate union with Christ. As bodily nourishment restores lost strength, so the Eucharist strengthens us in charity and enables us to break with disordered attachments to creatures and to be more firmly rooted in the love of Christ. Do you hunger for the “bread of life”?

“Lord Jesus, you nourish and sustain us with your very own presence and life. You are the “Bread of Life” and the “Cup of Salvation”. May I always hunger for you and be satisfied in you alone.”

Psalm 116:12-18

12 What shall I render to the LORD for all his bounty to me?
13 I will lift up the cup of salvation and call on the name of the LORD,
14 I will pay my vows to the LORD in the presence of all his people.
15 Precious in the sight of the LORD is the death of his saints.
16 O LORD, I am your servant; I am your servant, the son of your handmaid.  You have loosed my bonds.
17 I will offer to you the sacrifice of thanksgiving and call on the name of the LORD.
18 I will pay my vows to the LORD in the presence of all his people

Daily Quote from the early church fathers: Your Word will enlighten and save me, by Clement of Alexandria, 150-215 A.D.

“The commandment of the Lord shines clearly, enlightening the eyes. Receive Christ, receive power to see, receive your light, that you may plainly recognize both God and man. More delightful than gold and precious stones, more desirable than honey and the honeycomb is the Word that has enlightened us (Psalm 19:10). How could he not be desirable, who illumined minds buried in darkness, and endowed with clear vision ‘the light-bearing eyes’ of the soul? … Sing his praises, then, Lord, and make known to me your Father, who is God. Your Word will save me, your song instruct me. I have gone astray in my search for God; but now that you light my path, Lord, I find God through you, and receive the Father from you, I become co-heir with you, since you were not ashamed to own me as your brother. Let us, then, shake off forgetfulness of truth, shake off the mist of ignorance and darkness that dims our eyes, and contemplate the true God, after first raising this song of praise to him: ‘All hail, O light!’ For upon us buried in darkness, imprisoned in the shadow of death, a heavenly light has shone, a light of a clarity surpassing the sun’s, and of a sweetness exceeding any this earthly life can offer.” (excerpt from EXHORTATION TO THE GREEKS 11.8)