Suy Niệm – Cuộc Khổ Nạn Của Chúa Giêsu Kitô – March 30 – Năm B

Spread the love

Suy Niệm:   Hôm nay, Giáo Hội tưởng niệm Ðức Giêsu chịu hiến tế. Như con chiên được đưa tới lò sát để làm hiến vật. Ðức Giêsu là Chiên Vượt Qua. Ngài đã chịu khổ nạn và chịu chết trên Thập Giá để đem ơn Cứu Ðộ đến cho chúng ta. Giáo Hội tôn kính Thánh Giá, vì Thánh Giá là biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa tự hiến cho con người. Thánh Giá không còn là đồ chúc dữ nữa. Thánh Giá không phải là một thất bại, nhưng Thánh Giá là cờ chiến thắng mà Thầy Giêsu oai phong trong máu và nước mắt đã dành được cho chúng ta. Thánh Giá được treo trên tháp đỉnh, được đặt trên bàn, treo trên tường, nhất là Thánh Giá được vạch trên con người chúng ta. Thánh Giá chính là niềm vinh dự của chúng ta. Vì nhờ Thánh Giá Ðức Giêsu, chúng ta được ơn cứu độ.

Muốn được sống đời đời với Ðức Giêsu, ngay từ đời này ta phải sống bằng sự sống của Ngài: Tức là sống trong ơn thánh, lãnh nhận các bí tích, thực thi bác ái, hy sinh và chuyên cần cầu nguyện. 

Cầu Nguyện:    Lạy Chúa Giêsu, con thật sung sướng, cảm động trước tình thương vô bờ Chúa dành cho nhân loại tội lỗi chúng con. Như Bồ Nông nuôi con bằng máu mình, cũng vậy vì yêu con, Chúa đã hiến đến giọt máu cuối cùng cho nhân loại chúng con được hạnh phúc. Lạy Chúa, xin cho chúng con tự do đi vào trong quĩ đạo yêu thương, cụ thể bằng cuộc sống hằng ngày trong gia đình, trong cộng đoàn… Chúng con biết sống chan hòa với mọi người. Xin Chúa đưa anh chị em chưa biết Chúa được trở về cùng Giáo Hội. Xin Chúa cho Giáo Hội chúng con được sống hiệp nhất để chỉ có một Chúa và một đoàn chiên. Amen.

[one_half][/one_half]

Tam Nhật Vượt Qua – Kỷ Niệm Cuộc Khổ Nạn Của Chúa

Phần Thứ Nhất: Phụng Vụ Lời Chúa

   Bài Ðọc I: Is 52, 13-53, 12

“Người đã bị thương tích vì tội lỗi chúng ta”.

(Bài ca thứ tư của người Tôi Tớ Chúa)

Trích sách Tiên tri Isaia.

Này tôi tớ Ta sẽ được cao minh, sẽ vinh thăng tấn phát, cao cả tuyệt vời. Cũng như nhiều người đã kinh ngạc, vì thấy người tàn tạ mất hết vẻ người, dung nhan người cũng không còn nữa, cũng thế, muôn dân sẽ sửng sốt, các vua không còn biết nói chi trước mặt người. Vì họ sẽ thấy việc chưa ai kể cho mình, sẽ biết điều mình chưa hề được nghe.

Ai mà tin được điều chúng ta nghe? Và Chúa đã tỏ ra sức mạnh cho ai? Người sẽ lớn lên trước mặt Ngài như một chồi non, như một rễ cây, tự đất khô khan. Người chẳng còn hình dáng, cũng chẳng còn sắc đẹp để chúng ta nhìn ngắm, không còn vẻ bên ngoài, để chúng ta yêu thích; bị người đời khinh dể như kẻ thấp hèn nhất, như kẻ đớn đau nhất, như kẻ bệnh hoạn, như một người bị che mặt và bị khinh dể, bởi đó, chúng ta không kể chi đến người.

Thật sự, người đã mang lấy sự đau yếu của chúng ta, người đã gánh lấy sự đau khổ của chúng ta. Mà chúng ta lại coi người như kẻ phong cùi, bị Thiên Chúa đánh phạt và làm cho nhuốc hổ. Nhưng người đã bị thương tích vì tội lỗi chúng ta, bị tan nát vì sự gian ác chúng ta. Người lãnh lấy hình phạt cho chúng ta được bình an, và bởi thương tích người mà chúng ta được chữa lành. Tất cả chúng ta lang thang như chiên cừu, mỗi người một ngả. Chúa đã chất trên người tội ác của tất cả chúng ta.

Người hiến thân vì người tình nguyện và không mở miệng như con chiên bị đem đi giết, và như chiên non trước mặt người xén lông, người thinh lặng chẳng hé môi. Do cưỡng bách và án lệnh, người đã bị tiêu diệt; ai sẽ còn kể đến dòng dõi người nữa, bởi vì người đã bị khai trừ khỏi đất người sống; vì tội lỗi dân Ta, Ta đánh phạt người. Người ta định đặt mồ người giữa những kẻ gian ác, nhưng khi chết, người được chôn giữa kẻ giàu sang, mặc dầu người đã không làm chi bất chánh, và miệng người không nói lời gian dối. Chúa đã muốn hành hạ người trong đau khổ.

Nếu người hiến thân làm lễ vật đền tội, người sẽ thấy một dòng dõi trường tồn, và nhờ người, ý định Chúa sẽ thành tựu. Nhờ nỗi khổ tâm của người, người sẽ thấy và sẽ được thoả mãn. Nhờ sự thông biết, tôi tớ công chính của Ta sẽ công chính hoá nhiều người, sẽ gánh lấy những tội ác của họ. Bởi đó, Ta trao phó nhiều dân cho người, người sẽ chia chiến lợi phẩm với người hùng mạnh. Bởi vì người đã hiến thân chịu chết và đã bị liệt vào hàng phạm nhân, người đã mang lấy tội của nhiều người, và đã cầu bầu cho các phạm nhân.

Ðó là lời Chúa.

[one_half][/one_half]
   Ðáp Ca: Tv 30, 2 và 6. 12-13. 15-16. 17 và 25

Ðáp: Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha (Lc 23, 46).

Xướng: 1) Lạy Chúa, con tìm đến nương nhờ Ngài, xin đừng để con muôn đời tủi hổ, vì đức công minh Ngài, xin cứu chữa con! Con phó thác tâm hồn trong tay Chúa, lạy Chúa, lạy Thiên Chúa trung thành, xin cứu chữa con. – Ðáp.

2) Con trở nên đồ ô nhục đối với những người thù, nên trò cười cho khách lân bang, và mối lo sợ cho người quen biết; gặp con ngoài đường, họ tránh xa con. Con bị người ta quên, không để ý tới, dường như đã chết, con đã trở nên như cái bình bị vỡ tan. – Ðáp.

3) Phần con, lạy Chúa, con tin cậy ở Ngài, con kêu lên: Ngài là Thiên Chúa của con! Vận mạng con ở trong tay Ngài, xin cứu gỡ con khỏi tay quân thù và những người bách hại. – Ðáp.

4) Xin cho tôi tớ Chúa được thấy long nhan dịu hiền, xin cứu sống con theo lượng từ bi của Chúa. Lòng chư vị hãy can trường mạnh bạo, hết thảy chư vị là người cậy trông ở Chúa. – Ðáp.

 

   Bài Ðọc II: Dt 4, 14-16; 5, 7-9

“Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời”.

Trích thư gởi tín hữu Do-thái.

Anh em thân mến, chúng ta có một thượng tế cao cả đã đi qua các tầng trời, là Ðức Giêsu, Con Thiên Chúa, nên chúng ta hãy giữ vững việc tuyên xưng đức tin của chúng ta. Vì chưng, không phải chúng ta có thượng tế không thể cảm thông sự yếu đuối của chúng ta, trái lại, Người đã từng chịu thử thách bằng mọi cách như chúng ta, ngoại trừ tội lỗi.

Khi còn sống ở đời này, Chúa Kitô đã lớn tiếng rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Ðấng có thể cứu mình khỏi chết, và vì lòng thành kính, Người đã được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã học vâng phục do những đau khổ Người chịu, và khi hoàn tất, Người đã trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người.

Ðó là lời Chúa.

 

  Câu Xướng Trước Phúc Âm: Pl 2, 8-9

Chúa Kitô vì chúng ta đã vâng lời cho đến chết, và chết trên thập giá. Vì thế, Thiên Chúa đã tôn vinh Người, và ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu.

 

Phúc Âm: Ga 18, 1 – 19, 42

“Sự Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”.

C: Người đọc Chung, Thánh Sử; S: Người đối thoại khác, hoặc Cộng đoàn. J: Chúa Giêsu

C. Bài Thương Khó Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, theo Thánh Gioan.

Khi ấy, Chúa Giêsu đi với môn đệ sang qua suối Xêrông, ở đó có một khu vườn, Người vào đó cùng với các môn đệ. Giuđa, tên phản bội, đã biết rõ nơi đó, vì Chúa Giêsu thường đến đấy với các môn đệ. Nên Giuđa dẫn tới một toán quân cùng với vệ binh do các thượng tế và biệt phái cấp cho, nó đến đây với đèn đuốc và khí giới. Chúa Giêsu đã biết mọi sự sẽ xảy đến cho Mình, nên Người tiến ra và hỏi chúng:

J. “Các ngươi tìm ai?”

C. Chúng thưa lại:

S. “Giêsu Nadarét”.

C. Chúa Giêsu bảo: “Ta đây”.

C. Giuđa là kẻ định nộp Người cũng đứng đó với bọn chúng. Nhưng khi Người vừa nói “Ta đây”, bọn chúng giật lùi lại và ngã xuống đất. Người lại hỏi chúng:

J. “Các ngươi tìm ai?”

C. Chúng thưa:

S. “Giêsu Nadarét”.

C. Chúa Giêsu đáp lại: “Ta đã bảo các ngươi rằng Ta đây! Vậy nếu các ngươi tìm bắt Ta, thì hãy để cho những người này đi”.

C. Như thế là trọn lời đã nói: “Con chẳng để mất người nào trong những kẻ Cha đã trao phó cho Con”. Bấy giờ Simon Phêrô có sẵn thanh gươm, liền rút ra đánh tên đầy tớ vị thượng tế, chém đứt tai bên phải. Ðầy tớ ấy tên là Mancô. Nhưng Chúa Giêsu bảo Phêrô rằng:

J. “Hãy xỏ gươm vào bao. Chén Cha Ta đã trao lẽ nào Ta không uống!”

C. Bấy giờ, toán quân, trưởng toán và vệ binh của người Do-thái bắt Chúa Giêsu trói lại, và điệu Người đến nhà ông Anna trước, vì ông là nhạc phụ của Caipha đương làm thượng tế năm ấy. Chính Caipha là người đã giúp ý kiến này cho người Do-thái: để một người chết thay cho cả dân thì lợi hơn. Còn Phêrô và môn đệ kia vẫn theo Chúa Giêsu. Môn đệ sau này quen vị thượng tế nên cùng với Chúa Giêsu vào trong sân vị thượng tế, còn Phêrô đứng lại ngoài cửa. Vì thế, môn đệ kia là người quen với vị thượng tế, nên đi ra nói với người giữ cửa và dẫn Phêrô vào. Cô nữ tì gác cửa liền bảo Phêrô:

S. “Có phải ông cũng là môn đệ của người đó không?”

C. Ông đáp:

S. “Tôi không phải đâu”.

C. Ðám thủ hạ và vệ binh có nhóm một đống lửa và đứng đó mà sưởi vì trời lạnh, Phêrô cũng đứng sưởi với họ. Vị thượng tế hỏi Chúa Giêsu về môn đệ và giáo lý của Người. Chúa Giêsu đáp:

J. “Tôi đã nói công khai trước mặt thiên hạ, Tôi thường giảng dạy tại hội đường và trong đền thờ, nơi mà các người Do-thái thường tụ họp, Tôi không nói chi thầm lén cả. Tại sao ông lại hỏi Tôi? Ông cứ hỏi những người đã nghe Tôi về những điều Tôi đã giảng dạy. Họ đã quá rõ điều Tôi nói”.

C. Nghe vậy, một tên vệ binh đứng đó vả mặt Chúa Giêsu mà nói:

S. “Anh trả lời vị thượng tế như thế ư”.

C. Chúa Giêsu đáp:

J. “Nếu Ta nói sai, hãy chứng minh điều sai đó; mà nếu Ta nói phải, thì tại sao anh lại đánh Ta?”

C. Rồi Anna cho giải Người vẫn bị trói đến cùng vị thượng tế Caipha. Lúc ấy Phêrô đang đứng sưởi. Họ bảo ông:

S. “Có phải ông cũng là môn đệ người đó không?”

C. Ông chối và nói:

S. “Tôi không phải đâu”.

C. Một tên thủ hạ của vị thượng tế, có họ với người bị Phêrô chém đứt tai, cãi lại rằng:

S. “Tôi đã chẳng thấy ông ở trong vườn cùng với người đó sao?”

C. Phêrô lại chối nữa, và ngay lúc đó gà liền gáy.

Bấy giờ họ điệu Chúa Giêsu từ nhà Caipha đến pháp đình. Lúc đó tảng sáng và họ không vào pháp đình để khỏi bị nhơ bẩn và để có thể ăn Lễ Vượt Qua. Lúc ấy Philatô ra ngoài để gặp họ và nói:

S. “Các ngươi tố cáo người này về điều gì”.

C. Họ đáp:

S. “Nếu hắn không phải là tay gian ác, chúng tôi đã không nộp cho quan”.

C. Philatô bảo họ:

S. “Các ông cứ bắt và xét xử theo luật của các ông”.

C. Nhưng người Do-thái đáp lại:

S. “Chúng tôi chẳng có quyền giết ai cả”.

C. Thế mới ứng nghiệm lời Chúa Giêsu đã nói trước: Người sẽ phải chết cách nào. Bấy giờ Philatô trở vào pháp đình gọi Chúa Giêsu đến mà hỏi:

S. “Ông có phải là Vua dân Do-thái không?”

C. Chúa Giêsu đáp:

J. “Quan tự ý nói thế, hay là có người khác nói với quan về tôi?”

C. Philatô đáp:

S. “Ta đâu phải là người Do-thái. Nhân dân ông cùng các thượng tế đã trao nộp ông cho ta. Ông đã làm gì?”

C. Chúa Giêsu đáp:

J. “Nước tôi không thuộc về thế gian này. Nếu nước tôi thuộc về thế gian này, thì những người của tôi đã chiến đấu để tôi không bị nộp cho người Do-thái, nhưng nước tôi không thuộc chốn này”.

C. Philatô hỏi lại:

S. “Vậy ông là Vua ư?”

C. Chúa Giêsu đáp:

J. “Quan nói đúng: Tôi là Vua. Tôi sinh ra và đến trong thế gian này là chỉ để làm chứng về Chân lý. Ai thuộc về Chân lý thì nghe tiếng tôi”.

C. Philatô bảo Người:

S. “Chân lý là cái gì?”

C. Nói lời này xong, ông lại ra gặp người Do-thái và bảo họ:

S. “Ta không thấy nơi người này có lý do để khép án. Nhưng theo tục lệ các ngươi, ta sẽ phóng thích cho các ngươi một tù nhân vào dịp Lễ Vượt Qua. Vậy các ngươi có muốn ta phóng thích Vua Do-thái cho các ngươi chăng?”

C. Họ liền la lên:

S. “Không phải tên đó, nhưng là Baraba”.

C. Baraba là một tên cướp. Bấy giờ Philatô truyền đem Chúa Giêsu đi mà đánh đòn Người. Binh sĩ kết một triều thiên bằng gai nhọn đội lên đầu Người và nói:

S. “Tâu Vua Do-thái!”

C. Và vả mặt Người. Philatô lại ra ngoài và nói:

S. “Ðây ta cho dẫn người ấy ra ngoài cho các ngươi để các ngươi biết rằng ta không thấy nơi người ấy một lý do để kết án”.

C. Bấy giờ Chúa Giêsu đi ra, đội mão gai và khoác áo đỏ. Philatô bảo họ:

S. “Này là Người”.

C. Vừa thấy Người, các thượng tế và vệ binh liền la to:

S. “Ðóng đinh nó vào thập giá! Ðóng đinh nó vào thập giá!”

C. Philatô bảo họ:

S. “Ðấy các ngươi cứ bắt và đóng đinh ông vào thập giá, phần ta, ta không thấy lý do nào kết tội ông”.

C. Người Do-thái đáp lại:

S. “Chúng tôi đã có luật, và theo luật đó nó phải chết, vì nó tự xưng là Con Thiên Chúa”.

C. Nghe lời đó Philatô càng hoảng sợ hơn. Ông trở vào pháp đình và nói với Chúa Giêsu:

S. “Ông ở đâu đến?”

C. Nhưng Chúa Giêsu không đáp lại câu nào. Bấy giờ Philatô bảo Người:

S. “Ông không nói với ta ư? Ông không biết rằng ta có quyền đóng đinh ông vào thập giá và cũng có quyền tha ông sao?”

C. Chúa Giêsu đáp:

J. “Quan chẳng có quyền gì trên tôi, nếu từ trên không ban xuống cho, vì thế nên kẻ nộp tôi cho quan, mắc tội nặng hơn”.

C. Từ lúc đó Philatô tìm cách tha Người. Nhưng người Do-thái la lên:

S. “Nếu quan tha cho nó, quan không phải là trung thần của Xêsa, vì ai xưng mình là vua, kẻ đó chống lại Xêsa”.

C. Philatô vừa nghe lời đó, liền cho điệu Chúa Giêsu ra ngoài rồi ông lên ngồi toà xử, nơi gọi là Nền đá, tiếng Do-thái gọi là Gabbatha. Lúc đó vào khoảng giờ thứ sáu ngày chuẩn bị Lễ Vượt Qua. Philatô bảo dân:

S. “Ðây là vua các ngươi”.

C. Nhưng họ càng la to:

S. “Giết đi! Giết đi! Ðóng đinh nó đi!”

C. Philatô nói:

S. “Ta đóng đinh vua các ngươi ư?”

C. Các thượng tế đáp:

S. “Chúng tôi không có vua nào khác ngoài Xêsa”.

C. Bấy giờ quan giao Người cho họ đem đóng đinh.

Vậy họ điệu Chúa Giêsu đi. Và chính Người vác thập giá đến nơi kia gọi là Núi Sọ, tiếng Do-thái gọi là Golgotha. Ở đó họ đóng đinh Người trên thập giá cùng với hai người khác nữa: mỗi người một bên, còn Chúa Giêsu thì ở giữa. Philatô cũng viết một tấm bảng và sai đóng trên thập giá. Bảng mang những hàng chữ này: “Giêsu, Nadarét, vua dân Do-thái”. Nhiều người Do-thái đọc được bảng đó, vì nơi Chúa Giêsu chịu đóng đinh thì gần thành phố, mà bảng viết thì bằng tiếng Do-thái, Hy-lạp và La-tinh. Vì thế các thượng tế đến thưa với Philatô:

S. Xin đừng viết “Vua dân Do Thái”, nhưng nên viết: “Người này đã nói: ‘Ta là vua dân Do-thái'”.

C. Philatô đáp:

S. “Ðiều ta đã viết là đã viết”.

C. Khi quân lính đã đóng đinh Chúa Giêsu trên thập giá rồi thì họ lấy áo Người chia làm bốn phần cho mỗi người một phần, còn cái áo dài là áo không có đường khâu, đan liền từ trên xuống dưới. Họ bảo nhau:

S. “Chúng ta đừng xé áo này, nhưng hãy rút thăm xem ai được thì lấy”.

C. Hầu ứng nghiệm lời Kinh Thánh: “Chúng đã chia nhau các áo Ta và đã rút thăm áo dài của Ta”. Chính quân lính đã làm điều đó.

Ðứng gần thập giá Chúa Giêsu, lúc đó có Mẹ Người, cùng với chị Mẹ Người là Maria, vợ ông Clopas và Maria Mađalêna. Khi thấy Mẹ và bên cạnh có môn đệ Người yêu, Chúa Giêsu thưa cùng Mẹ rằng:

J. “Hỡi Bà, này là con Bà”.

C. Rồi Người lại nói với môn đệ:

J. “Này là Mẹ con”.

C. Và từ giờ đó môn đệ đã lãnh nhận Bà về nhà mình. Sau đó, vì biết rằng mọi sự đã hoàn tất, để lời Kinh Thánh được ứng nghiệm, Chúa Giêsu nói:

J. “Ta khát!”

C. Ở đó có một bình đầy dấm. Họ liền lấy miếng bông biển thấm đầy dấm cắm vào đầu ngành cây hương thảo đưa lên miệng Người. Khi đã nếm dấm rồi, Chúa Giêsu nói:

J. “Mọi sự đã hoàn tất”.

C. Và Người gục đầu xuống trút hơi thở cuối cùng.

(Quỳ gối thinh lặng thờ lạy trong giây lát)

Hôm đó là ngày chuẩn bị lễ: để tội nhân khỏi treo trên thập giá trong ngày Sabbat, vì ngày Sabbat là ngày đại lễ, nên người Do-thái xin Philatô cho đánh dập ống chân tội nhân và cho cất xác xuống. Quân lính đến đánh dập ống chân của người thứ nhất và người thứ hai cùng chịu treo trên thập giá với Người. Nhưng lúc họ đến gần Chúa Giêsu, họ thấy Người đã chết, nên không đánh dập ống chân Người nữa, tuy nhiên một tên lính lấy giáo đâm cạnh sườn Người; tức thì máu cùng nước chảy ra. Kẻ đã xem thấy thì đã minh chứng, mà lời chứng của người đó chân thật, và người đó biết rằng mình nói thật để cho các người cũng tin nữa. Những sự việc này đã xảy ra để ứng nghiệm lời Kinh Thánh: “Người ta sẽ không đánh dập một cái xương nào của Người”. Lời Kinh Thánh khác rằng: “Họ sẽ nhìn xem Ðấng họ đã đâm thâu qua”.

Sau đó, Giuse người xứ Arimathia, môn đệ Chúa Giêsu, nhưng thầm kín vì sợ người Do-thái, xin Philatô cho phép cất xác Chúa Giêsu. Philatô cho phép. Và ông đến cất xác Chúa Giêsu. Nicôđêmô cũng đến, ông là người trước kia đã đến gặp Chúa Giêsu ban đêm. Ông đem theo chừng một trăm cân mộc dược trộn lẫn với trầm hương. Họ lấy xác Chúa Giêsu và lấy khăn bọc lại cùng với thuốc thơm theo tục khâm liệm người Do-thái. Ở nơi Chúa chịu đóng đinh có cái vườn và trong vườn có một ngôi mộ mới, chưa chôn cất ai. Vì là ngày chuẩn bị lễ của người Do-thái và ngôi mộ lại rất gần, nên họ đã mai táng Chúa Giêsu trong mộ đó.

 

[one_half]

Gospel Ga 18, 1 – 19, 42


[/one_half]

Daily Reading & Meditation

 Good Friday (March 30): “It is finished”

Gospel Reading: John 19:17-30  ( for fuller passage see: John 18:1-19:42)

“So they took Jesus, and he went out, bearing his own cross, to the place called the place of a skull, which is called in Hebrew Golgotha.  There they crucified him, and with him two others, one on either side, and Jesus between them.  Pilate also wrote a title and put it on the cross; it read, ‘Jesus of Nazareth, the King of the Jews’.  Many of the Jews read this title, for the place where Jesus was crucified was near the city; and it was written in Hebrew, in Latin, and in Greek.  The chief priests of the Jews then said to Pilate, ‘Do not write, The King of the Jews’, but, ‘This man said, I am King  of the Jews’.  Pilate answered, ‘What I have written I have written’.

When the soldiers had crucified Jesus they took his garments and made four parts, one for each soldier; also his tunic.  But the tunic was without seam, woven from top to bottom; so they said to one another, ‘Let us not tear it, but cast lots for it to see whose it shall be’.  this was to fulfill the scripture. “They parted my garments among them, and for my clothing they cast lots”.  So the soldiers did this.

But standing by the cross of Jesus were his mother, and his mother’s sister, Mary the wife of Clopas, and Mary Magdalene.  When Jesus saw his mother, and the disciple whom he loved standing near, he said to his mother, ‘Woman, behold, your son!’  Then he said to the disciple, ‘Behold, your mother!’  And from that hour the disciple took her to his own home.  After this Jesus, knowing that all was now finished, said (to fulfill the scripture), ‘I thirst’.  A bowl full of vinegar stood there; so they put a sponge full of the vinegar on hyssop and held it to his mouth.  When Jesus had received the vinegar, he said, ‘It is finished’; and he bowed his head and gave up his spirit.”

Old Testament Reading: Isaiah 52:13-53:12

53:3 He was despised and rejected by men; a man of sorrows, and acquainted with grief;  and as one from whom men hide their faces  he was despised, and we esteemed him not. 4 Surely he has borne our griefs and carried our sorrows;  yet we esteemed him stricken, smitten by God, and afflicted. 5 But he was wounded for our transgressions, he was bruised for our iniquities;  upon him was the chastisement that made us whole, and with his stripes we are healed. 6 All we like sheep have gone astray; we have turned every one to his own way;  and the LORD has laid on him the iniquity of us all. 7 He was oppressed, and he was afflicted, yet he opened not his mouth;  like a lamb that is led to the slaughter, and like a sheep that before its shearers is dumb, so he opened not his mouth. 8 By oppression and judgment he was taken away; and as for his generation, who considered that he was cut off out of the land of the living, stricken for the transgression of my people? 9 And they made his grave with the wicked and with a rich man in his death, although he had done no violence, and there was no deceit in his mouth.

10 Yet it was the will of the LORD to bruise him; he has put him to grief;  when he makes himself an offering for sin, he shall see his offspring, he shall prolong his days;  the will of the LORD shall prosper in his hand; 11 he shall see the fruit of the travail of his soul and be satisfied; by his knowledge shall the righteous one, my servant, make many to be accounted righteous;  and he shall bear their iniquities. 12 Therefore I will divide him a portion with the great, and he shall divide the spoil with the strong;  because he poured out his soul to death, and was numbered with the transgressors;  yet he bore the sin of many, and made intercession for the transgressors. (Isaiah 53:3-12)

Meditation: Who can bear to look upon the bloodied cross where Jesus hung without shame or sorrowful grief, disbelief or reverent awe? The cross brings us face to face with Jesus’ suffering. He was alone – all his disciples had deserted him except for his mother and three women along with John, the beloved disciple. And his death was agonizing and humiliating. Normally a crucified man could last for several days on a cross. Jesus’ had already been scourged, beaten with rods, and a crown of thorns pressed into his skull. It is no wonder that he died mid-afternoon. Pilate publicly heralded Jesus “The King of the Jews” as he died upon the cross, no doubt to irritate and annoy the chief priests and Pharisees (John 19:19).

The King who ransoms us with his own life
Jesus was crucified for his claim to be King. The Jews had understood that the Messiah would come as their king to establish God’s reign for them. They wanted a king who would free them from tyranny and foreign domination. Many had high hopes that Jesus would be the Messianic king. Little did they understand what kind of kingship Jesus claimed to have. Jesus came to conquer hearts and souls for an imperishable kingdom, rather than to conquer perishable lands and entitlements.

Jesus’ death on the cross defeated sin and death for us
We can find no greater proof of God’s love for us than the willing sacrifice of his Son on the cross. Jesus’ parting words, “It is finished!” express triumph rather than defeat. Jesus bowed his head and gave up his spirit knowing that the strife was now over and the battle was won. Even on the cross Jesus knew the joy of victory. What the Father sent him into the world to do has now been accomplished. Christ offered himself without blemish to God and he put away sin by the sacrifice of himself (see Hebrews 9:24-26).

As we gaze on his wounds – we touch the scars of his resurrection
While the close company of Jesus’ disciples – his apostles – had deserted him and hid out of fear from the Jewish authorities, Jesus’ mother and some of the women who were close to Jesus stood close to him while he hung upon the cross. Augustine of Hippo (354-430 A.D) in his sermon on John’s passion account focuses on the gaze of the women who witnessed the shedding of his blood and the offering of his life as the atoning sacrifice for the sin of the world.

“As they were looking on, so we too gaze on his wounds as he hangs. We see his blood as he dies. We see the price offered by the redeemer, touch the scars of his resurrection.  He bows his head, as if to kiss you.  His heart is made bare open, as it were, in love to you. His arms are extended that he may embrace you. His whole body is displayed for your redemption. Ponder how great these things are. Let all this be rightly weighed in your mind: as he was once fixed to the cross in every part of his body for you, so he may now be fixed in every part of your soul.” (GMI 248)

Augustine invites us to present ourselves before Jesus crucified who took our sins upon himself and nailed them to the cross. Through the eyes of faith we, too, gaze upon the bloodied body of our Redeemer who paid the price for our sins – and we touch the scars of his resurrection who defeated death for our sake so that we may know the victory of his cross and resurrection and receive the promise of everlasting life and glory with him in his kingdom.

The miracle of my salvation
In the cross of Christ we see the triumph of Jesus over his enemies – sin, Satan, and death. Many Christians down through the centuries have sung the praises of the Cross of Christ. Paul the Apostle exclaimed, “But far be it from me to glory except in the cross of our Lord Jesus Christ” (Galatians 6:14).

Hear what Gregory Nazianzen (329-389 AD), an early church father and bishop of Constantinople, wrote about the triumph of Christ’s exaltation on the cross:

“Many indeed are the wondrous happenings of that time: God hanging from a cross, the sun made dark and again flaming out (Luke 23:44, Mark 15:33); for it was fitting that creation should mourn with its creator. The temple veil rent (Matthew 27:51), blood and water flowing from his side (John 19:34): the one as from a man, the other as from what was above man; the earth shaken, the rocks shattered because of the rock (Matthew 27:51); the dead risen to bear witness to the final and universal resurrection of the dead (Matthew 27:52). The happenings at the sepulcher and after the sepulcher, who can fittingly recount them? Yet no one of them can be compared to the miracle of my salvation. A few drops of blood renew the whole world, and do for all men what the rennet does for the milk: joining us and binding us together. (On the Holy Pasch, Oration 45.1)

Rupert of Deutz (1075-1129), a Benedictine abbot and theologian, wrote:

“The cross of Christ is the door to heaven, the key to paradise, the downfall of the devil, the uplifting of mankind, the consolation of our imprisonment, the prize for our freedom.”

The throne of love and sign of God’s mercy
The Cross of Christ is the safeguard of our faith, the assurance of our hope, and the throne of love. It is also the sign of God’s mercy and the proof of forgiveness. By his cross Jesus Christ has pardoned us and set us free from the tyranny of sin. He paid the price for us when he made atonement for our sins. The way to peace, joy, and righteousness in the kingdom of God and the way to victory over sin and corruption, fear and defeat, despair and death is through the cross of Jesus Christ. Do you follow the Lord Jesus in his way of the cross with joy, hope, and confidence?

“Lord Jesus Christ, by your death on the cross you have won pardon for us and freedom from the tyranny of sin and death. May I live in the joy and freedom of your victory over sin and death.”

Psalm 31:2,6,12-17,24

2 Incline your ear to me, rescue me speedily!  Be a rock of refuge for me, a strong fortress to save me!
6 You hate those who pay regard to vain idols; but I trust in the LORD.
12 I have passed out of mind like one who is dead; I have become like a broken vessel.
13 Yes, I hear the whispering of many — terror on every side! —  as they scheme together against me, as they plot to take my life.
14 But I trust in you, O LORD, I say, “You are my God.”
15 My times are in your hand; deliver me from the hand of my enemies and persecutors!
16 Let your face shine on your servant; save me in your steadfast love!
17 Let me not be put to shame, O LORD, for I call on you;  let the wicked be put to shame, let them go dumbfounded to Sheol.
24 Be strong, and let your heart take courage, all you who wait for the LORD!

A Daily Quote for Lent: Christ nailed our weakness to the cross, by Augustine of Hippo, 354-430 A.D.

“As evening drew near, the Lord yielded up His soul upon the cross in the certainty of receiving it back again. It was not wrested from Him against His will. But we too were represented there. Christ had nothing to hang upon the cross except the body He had received from us. And in doing so He nailed our human weakness to the cross.” (excerpt from Commentary on Psalm 140,5)