Suy Niệm – Chúa Nhật 6 Thường Niên – Ngày 13 Tháng 2 – Năm C – Daily Mass TV Thánh Lễ Online

Spread the love

    Suy Niệm: Chúa Giê-su không có ý nói rằng cuộc sống lầm than túng thiếu, không xứng với phẩm giá con người lại là điều đáng chúc phúc. Vậy Chúa ám chỉ ai và điều gì khi Ngài nói “Phúc cho anh em là những người nghèo khó”? Dĩ nhiên, nghèo khó trước hết nói về những người thiếu thốn về vật chất, người không có quyền lực, bị áp bức, bị bóc lột… Sau nữa, theo Thánh Kinh, người nghèo khó là những người luôn đặt trọn niềm tin tưởng phó thác vào Thiên Chúa. Khi không đặt cho mình chỗ dựa nào trong cuộc đời này, người ta mới khám phá hạnh phúc thật không thể tìm thấy ở của cải đời này mà là ở nơi Thiên Chúa. Và như thế, ngay cả những người có nhiều của cải vật chất cũng có thể trở nên nghèo khó bằng cách sống trọn niềm tín thác nơi Thiên Chúa và cảm thông chia sẻ với người đang gặp cảnh khó khăn.

    Cầu Nguyện Lạy Chúa, xin dạy biết sống nghèo khó như Chúa, là biết luôn tựa nương vào Chúa là nguồn hạnh phúc chân thật vĩnh cửu.

Chúa Nhật 6 Mùa Thường Niên – Năm C

BÀI ĐỌC I: Gr 17, 5-8   “Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời; phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa”.

Trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Đây Chúa phán: “Khốn thay cho kẻ tin tưởng người đời, họ nương tựa vào sức mạnh con người, còn tâm hồn họ thì sống xa Chúa. Họ như cây cỏ trong hoang địa, không cảm thấy khi được hạnh phúc; họ ở những nơi khô cháy trong hoang địa, vùng đất mặn không người ở. Phúc thay cho người tin tưởng vào Thiên Chúa, và Chúa sẽ là niềm cậy trông của họ. Họ sẽ như cây trồng nơi bờ suối, cây đó đâm rễ vào nơi ẩm ướt, không sợ gì khi mùa hè đến, lá vẫn xanh tươi, không lo ngại gì khi nắng hạn mà vẫn sinh hoa kết quả luôn.    Đó là lời Chúa.

ĐÁP CA: Tv 1, 1-2. 3. 4 và 6   Đáp: Phúc thay người đặt niềm tin cậy vào Chúa (Tv 39, 5c).

Xướng:

1) Phúc cho ai không theo mưu toan kẻ gian ác, không đứng trong đường lối những tội nhân, không ngồi chung với những quân nhạo báng, nhưng vui thoả trong lề luật Chúa, và suy ngắm luật Chúa đêm ngày. – Đáp.

2) Họ như cây trồng bên suối nướctrổ sinh hoa trái đúng mùalá cây không bao giờ tàn úaTất cả công việc họ làm đều thịnh đạt. – Đáp.

3) Kẻ gian ác không được như vậy; họ như vỏ trấu bị gió cuốn đi, vì Chúa canh giữ đường người công chính, và đường kẻ gian ác dẫn tới diệt vong. – Đáp.

BÀI ĐỌC II: 1 Cr 15, 12. 16-20   “Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lòng tin của anh em cũng là hão huyền”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, nếu Đức Kitô được rao giảng rằng Người đã từ cõi chết sống lại, thì làm sao có người trong anh em cho rằng không có sự sống lại từ cõi chết? Vì nếu kẻ chết không sống lại, Đức Kitô cũng đã không sống lại. Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lòng tin của anh em cũng là hão huyền, và hiện anh em vẫn còn ở trong tội lỗi của anh em. Như thế ai đã chết trong Đức Kitô, cũng bị tiêu huỷ cả. Nếu chúng ta chỉ hy vọng vào Đức Kitô trong cuộc đời này mà thôi, thì chúng ta là những người vô phúc nhất trong thiên hạ.

Nhưng không, Đức Kitô đã từ cõi chết sống lại, là hoa quả đầu mùa của những người đã yên giấc.   Đó là lời Chúa.

ALLELUIA: Ga 14, 23

Alleluia, alleluia! – Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy. – Alleluia.

PHÚC ÂM: Lc 6, 17. 20-26″Phúc cho những kẻ nghèo khó. Khốn cho các ngươi là kẻ giàu có”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu từ trên núi xuống cùng với mười hai tông đồ, và dừng lại trên một khoảng đất bằng; ở đó có đông môn đệ và một đám đông dân chúng từ Giuđêa, Giêrusalem, miền duyên hải Tyrô và Siđon kéo đến để nghe Người giảng và xin Người chữa bệnh tật. Bấy giờ Người đưa mắt nhìn các môn đệ và nói: “Phúc cho các ngươi là những kẻ nghèo khó, vì nước Thiên Chúa là của các ngươi. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ đói khát, vì các ngươi sẽ được no đầy. Phúc cho các ngươi là những kẻ bây giờ phải khóc lóc, vì các ngươi sẽ được vui cười. Phúc cho các ngươi, nếu vì Con Người mà người ta thù ghét, trục xuất và phỉ báng các ngươi, và loại trừ tên các ngươi như kẻ bất lương. Ngày ấy, các ngươi hãy hân hoan và reo mừng, vì như thế, phần thưởng các ngươi sẽ bội hậu trên trời. Chính cha ông họ cũng đã đối xử với các tiên tri y như thế.

“Nhưng khốn cho các ngươi là kẻ giàu có, vì các ngươi hiện đã được phần an ủi rồi. Khốn cho các ngươi là kẻ đã được no nê đầy đủ, vì các ngươi sẽ phải đói khát. Khốn cho các ngươi là kẻ hiện đang vui cười, vì các ngươi sẽ ưu sầu khóc lóc. Khốn cho các ngươi khi mọi người đều ca tụng các ngươi, vì chính cha ông họ cũng từng đối xử như vậy với các tiên tri giả”.    Đó là lời Chúa.

[one_half]

Gospel Lk 6:17, 20-26

Jesus came down with the Twelve
and stood on a stretch of level ground
with a great crowd of his disciples
and a large number of the people
from all Judea and Jerusalem
and the coastal region of Tyre and Sidon.
And raising his eyes toward his disciples he said:
“Blessed are you who are poor,
for the kingdom of God is yours.
Blessed are you who are now hungry,
for you will be satisfied.
Blessed are you who are now weeping,
for you will laugh.
Blessed are you when people hate you,
and when they exclude and insult you,
and denounce your name as evil
on account of the Son of Man.
Rejoice and leap for joy on that day!
Behold, your reward will be great in heaven.
For their ancestors treated the prophets in the same way.
But woe to you who are rich,
for you have received your consolation.
Woe to you who are filled now,
for you will be hungry.
Woe to you who laugh now,
for you will grieve and weep.
Woe to you when all speak well of you,
for their ancestors treated the false prophets in this way.”[/one_half]

Daily Reading & Meditation

Sunday (February 13):  Great are those who teach and obey the commandments
Meditation: When you encounter misfortune, grief, or tragic loss, how do you respond? With fear or faith? With passive resignation or with patient hope and trust in God? We know from experience that no one can escape all of the inevitable trials of life – pain, suffering, sickness, and death. When Jesus began to teach his disciples he gave them a “way of happiness” that transcends every difficulty and trouble that can weigh us down with grief and despair. Jesus began his sermon on the mount by addressing the issue of where true happiness can be found. The word beatitude literally means happiness or blessedness. Jesus’ way of happiness, however, demands a transformation from within – a conversion of heart and mind which can only come about through the gift and working of the Holy Spirit.

True happiness can only be fulfilled in God
How can one possibly find happiness in poverty, hunger, mourning, and persecution? If we want to be filled with the joy and happiness of heaven, then we must empty ourselves of all that would shut God out of our hearts. Poverty of spirit finds ample room and joy in possessing God alone as the greatest treasure possible. Hunger of the spirit seeks nourishment and strength in God’s word and Spirit. Sorrow and mourning over wasted life and sin leads to joyful freedom from the burden of guilt and oppression.

The beatitudes strengthen us in virtue and excellence
Ambrose (339-397 A.D), an early church father and bishop of Milan, links the beatitudes with the four cardinal virtues which strengthen us in living a life of moral excellence. He writes: “Let us see how St. Luke encompassed the eight blessings in the four. We know that there are four cardinal virtues: temperance, justice, prudence and fortitude. One who is poor in spirit is not greedy. One who weeps is not proud but is submissive and tranquil. One who mourns is humble. One who is just does not deny what he knows is given jointly to all for us. One who is merciful gives away his own goods. One who bestows his own goods does not seek another’s, nor does he contrive a trap for his neighbor. These virtues are interwoven and interlinked, so that one who has one may be seen to have several, and a single virtue befits the saints. Where virtue abounds, the reward too abounds… Thus temperance has purity of heart and spirit, justice has compassion, patience has peace, and endurance has gentleness.” (EXPOSITION OF THE GOSPEL OF LUKE 5.62-63, 68).

No one can live without joy
God reveals to the humble of heart the true source of abundant life and happiness. Jesus promises his disciples that the joys of heaven will more than compensate for the troubles and hardships they can expect in this world. Thomas Aquinas said: “No person can live without joy. That is why someone deprived of spiritual joy goes after carnal pleasures.” Do you know the joy and happiness of hungering and thirsting for God alone?

Lord Jesus, increase my hunger for you and show me the way that leads to everlasting happiness and peace. May I desire you above all else and find perfect joy in doing your will.

Psalm 1:1-6

1 Blessed is the man who walks not in the counsel of the wicked, nor stands in the way of sinners, nor sits in the seat of scoffers;
2 but his delight is in the law of the Lord, and on his law he meditates day and night.
3 He is like a tree planted by streams of water, that yields its fruit in its season, and its leaf does not wither. In all that he does, he prospers.
4 The wicked are not so, but are like chaff which the wind drives away.
5 Therefore the wicked will not stand in the judgment, nor sinners in the congregation of the righteous;
6 for the Lord knows the way of the righteous, but the way of the wicked will perish.

Daily Quote from the Early Church Fathers: Jesus, though rich, became poor for us, by Ambrose of Milan, 339-397 A.D.

“‘Blessed,’ it says, ‘are the poor.’ Not all the poor are blessed, for poverty is neutral. The poor can be either good or evil, unless, perhaps, the blessed pauper is to be understood as he whom the prophet described, saying, ‘A righteous poor man is better than a rich liar’ (Proverbs 19:22). Blessed is the poor man who cried and whom the Lord heard (Psalm 34:6). Blessed is the man poor in offense. Blessed is the man poor in vices. Blessed is the poor man in whom the prince of this world (John 14:30) finds nothing. Blessed is the poor man who is like that poor Man who, although he was rich, became poor for our sake (2 Corinthians 8:9). Matthew fully revealed this when he said, ‘Blessed are the poor in spirit’ (Matthew 5:3). One poor in spirit is not puffed up, is not exalted in the mind of his own flesh. This beatitude is first, when I have laid aside every sin, and I have taken off all malice, and I am content with simplicity, destitute of evils. All that remains is that I regulate my conduct. For what good does it do me to lack worldly goods, unless I am meek and gentle?” (excerpt from EXPOSITION OF THE GOSPEL OF LUKE 5.53-54)
Uploads from WGPSG Thánh Lễ trực tuyến hằng ngày

ONLINE Video – Uploads from Daily TV Mass Thánh Lễ Hàng Ngày sau 6 giờ sáng Pacific Time USA